Tàu lớp Borey nhỏ hơn so với các tàu ngầm tiền nhiệm về kích cỡ và quân số thủy thủ đoàn, song có thể mang được số lượng tên lửa tương đương. Tàu có chiều dài 170m, đường kính 13m, thủy thủ đoàn 107 người, trong đó có 55 sĩ quan.
Với khả năng lặn sâu tối đa 450m và tốc độ lớn nhất khi lặn là 29 hải lý, tàu mang đến 16 tên lửa đường đạn xuyên lục địa Bulava-M SS-N-X-30, mỗi tên lửa có 10 đầu đạn hạt nhân nhằm vào mục tiêu độc lập và có tầm bắn xa 8.000km. Như vậy, tàu có thể hoạt động cách bờ hàng nghìn km trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSN)
Tàu SSN còn có thể được trang bị trang bị tên lửa với đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp. Ngoài những nhiệm vụ mang tính truyền thống là phát hiện, nhận dạng, tiêu diệt tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương, đội tàu SSN còn thực hiện nhiệm vụ đánh đòn chiến lược vào các mục tiêu trên bộ, bí mật trinh sát và giám sát trong khu vực ven bờ, vận chuyển và thu hồi các toán lực lượng đặc biệt.
Đội tàu SSN hải quân Nga hiện có 19 chiếc: 1 tàu lớp Sierra 1; 1 tàu lớp Sierra 2; 10 tàu lớp Akula; 4 tàu lớp Victor 3; 3 tàu Oscar 1 và Oscar 2... Trong đó, tàu lớp Akula được xem là loại tàu ngầm tàng hình tốt nhất, chạy êm nhất, nhanh nhất và hiện đại nhất phục vụ trong hải quân Nga, khả năng tác chiến của chúng so với phần lớn các tàu SSN hiện đại của Mỹ là cao hơn.
Tuy nhiên, tương lai của lực lượng SSN hải quân Nga là tàu ngầm Yasen thuộc Dự án 885, là mẫu thế hệ thứ tư kết hợp khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước rất mạnh. Có 10 ống phóng ngư lôi và 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng với 32 quả tên lửa Kalibr hoặc 24 quả tên lửa chống hạm P-800 Oniks, tàu Yasen còn có thể tấn công đất liền bằng các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật tầm xa khoảng 5.000km.
Đặc biệt, lớp tàu này đã chứng minh khả năng “tàng hình” trước các hệ thống dò tìm của NATO. Dự kiến, hải quân Nga sẽ có ít nhất 9 chiếc Yasen vào năm 2030.
Tàu ngầm diesel-điện (SSK)
Đội tàu này có khoảng 20 chiếc, gồm 15 tàu thuộc các Dự án 877 (tàu Kilo) và 636 (Kilo cải tiến) khá hiện đại, nổi tiếng vì khả năng chạy êm và hiệu quả chiến đấu cao; 2 tàu Amur thế hệ thứ tư, nhỏ hơn đáng kể so với tàu Kilo, chủ yếu triển khai ở vùng nước nông và cho các hoạt động đặc biệt như cảnh giới và đưa lực lượng đặc biệt tiềm nhập; và 3 tàu lớp Lada thuộc Dự án 677.
Như hầu hết tàu ngầm trên thế giới, tàu ngầm chiến thuật của hải quân Nga cũng được trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình. Nổi tiếng nhất là mẫu ngư lôi WA-111 Skhval Squall do hãng Region DB chế tạo, là ngư lôi siêu tạo bọt có khả năng di chuyển đến mục tiêu với tốc độ rất cao (trên 200 hải lý/h), bên trong một túi bong bóng khí do một tổ hợp gắn trước mũi tạo ra. Điều này làm giảm lực va chạm và đề kháng do nước gây ra, nhờ đó cho phép đạt tốc độ rất cao. Tính năng vượt trội này làm ngư lôi không khác gì một viên đạn ngầm dưới nước, có phiên bản được cài một đầu nổ hạt nhân chiến thuật.
Về tên lửa hành trình, nổi tiếng nhất là dòng tên lửa Granat, do Văn phòng thiết kế Novator chế tạo, khi sử dụng ở Nga được biết đến là Kalibr và có tên là Club trên thị trường xuất khẩu. Phiên bản 3M54E1 của dòng tên lửa này được thiết kế ba tầng, tốc độ hành trình khoảng 850 km/h được kích lên tốc độ Mach 2 ở giai đoạn tấn công đầu cuối.
Hạm đội tàu ngầm Nga đang tuần tiễu trên khắp các biển và đại dương thế giới. Công nghệ tàu ngầm Nga cũng đang được nhiều nước săn lùng, tìm kiếm để chế tạo tàu hiện đại cho chính họ.
Nguyên Phong
" alt=""/>Bí mật sức mạnh của hạm đội tàu ngầm NgaDưới đây là một số phát hiện chính trong cuộc thăm dò của Edison đối với cử tri Mỹ sau khi rời địa điểm bỏ phiếu, theo Reuters:
Khoảng 6 trong số 10 cử tri được hỏi cho biết, họ "không hài lòng hoặc tức giận" về việc Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 6 đảo ngược phán quyết lịch sử trong vụ “Roe kiện Wade” năm 1973 về công nhận quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ. Tỷ lệ cử tri tương tự cũng bày tỏ ủng hộ việc hợp pháp hóa nạo phá thai.
Khoảng 3/10 số cử tri tham gia khảo sát nói, lạm phát hoặc nạo pháo thai là vấn đề tác động hàng đầu đến cách họ bỏ phiếu. Trong khi 1/10 số cử tri cho hay, vấn đề tội phạm, nhập cư và chính sách súng ống ảnh hưởng nhiều nhất đến lá phiếu của họ.
Khoảng 8 trong số 10 người được hỏi đánh giá nền kinh tế hiện “không tốt cũng không xấu”, trong khi 2 người còn lại nhận xét tình hình kinh tế “tốt hoặc tuyệt vời”.
Theo 6/10 số cử tri, giá xăng dầu đã khiến họ gặp khó khăn về tài chính trong thời gian gần đây. Khoảng 5 trong 10 người được khảo sát tiết lộ, tình hình tài chính của gia đình họ đã trở nên tồi tệ hơn cách đây 2 năm, trong khi 3/10 người nói mọi chuyện không thay đổi và 2/10 còn lại khẳng định tình hình tốt hơn.
Khoảng 7 trong tổng số 10 người bày tỏ lo lắng rằng nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa. Một tỷ lệ cử tri tương tự nói, họ không muốn chứng kiến Tổng thống Joe Biden chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2.
Sáu trong số 10 người được hỏi có quan điểm tiêu cực về cựu Tổng thống Donald Trump, trong khi 4/10 số cử tri bày tỏ sự ủng hộ dành cho ông.
Gần một nửa số cử tri tán thành kế hoạch xóa nợ cho sinh viên của ông Biden, tương đương số người phản đối chính sách đó.
Tuấn Anh
Hạ viện khóa mới của Thái Lan đã bắt đầu phiên họp đầu tiên vào chiều 3/7, 50 ngày sau cuộc tổng tuyển cử 14/5. Sau khi đắc cử ghế Chủ tịch Hạ viện Thái Lan, ông Wan Muhamad Noor Matha, lãnh đạo đảng Prachachat đã ấn định ngày 13/7 là thời điểm diễn ra cuộc bỏ phiếu quan trọng của lưỡng viện Quốc hội nhằm bầu chọn thủ tướng tiếp theo của đất nước.
Trong bối cảnh khả năng thành lập chính phủ do MFP đứng đầu vẫn chưa chắc chắn, các nhà phân tích cảnh báo nguy hiểm cho nền kinh tế Thái Lan nếu quá trình chuyển giao chính trị đình trệ, gây bất ổn thị trường và làm đầu tư chậm lại.
Các ứng viên hàng đầu cho vai trò lãnh đạo chính phủ
Theo quy định của Thái Lan, bất kỳ đảng phái chính trị nào cũng có thể đề cử các ứng viên cho chức thủ tướng từ những cái tên họ đã đệ trình lên Ủy ban bầu cử hồi tháng 4. Mặc dù mỗi đảng được phép có 3 ứng viên, nhưng MFP chỉ đề cử duy nhất ông Pita Limjaroenrat, doanh nhân 42 tuổi đang giữ vị trí lãnh đạo đảng.
Pheu Thai tiết lộ sẽ không đề cử người đối đầu ông Pita từ 3 ứng viên của đảng, gồm Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, ông trùm bất động sản Srettha Thavisin và cựu Bộ trưởng Tư pháp Chaikasem Nitisiri.
Trong khi, các đảng bảo thủ dự kiến sẽ đề cử Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, thành viên đảng Bhumjaithai về thứ 3 trong tổng tuyển cử và Tướng Prawit Wongsuwan thuộc đảng Palang Pracharath, vị Phó thủ tướng sắp mãn nhiệm.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayuth Chan-ocha tuần trước nói: "Không, có lẽ là không" khi được hỏi về khả năng ông được đề cử giữ vai trò đứng đầu chính phủ lần nữa.
Khả năng chiến thắng của người đứng đầu MFP lớn đến mức nào?
Để chiến thắng, một ứng viên thủ tướng cần giành được tối thiểu 376 phiếu ủng hộ từ lưỡng viện Quốc hội gồm 500 hạ nghị sĩ và 250 thượng nghị sĩ. Liên minh 8 đảng của MFP đang nắm trong tay 312 ghế tại cơ quan lập pháp, đồng nghĩa ông Pita cần thêm ít nhất 64 phiếu ủng hộ để trở thành tân lãnh đạo chính phủ.
Theo tạp chí Times, một số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ theo đường lối bảo thủ có thể quay sang ủng hộ ông Pita, nhưng hầu hết đều viện dẫn 2 lí do chính để bỏ phiếu chống lại người đứng đầu MFP. Thứ nhất, MFP không một mình giành được đa số ghế tại quốc hội, để ngỏ khả năng các đảng thành lập những liên minh khác nếu ông Pita không giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu phê chuẩn đề cử đầu tiên.
Thứ hai, các chính sách nổi bật của MFP về việc chấm dứt nghĩa vụ quân sự và sửa đổi luật khi quân, vốn hình sự hóa việc xúc phạm chế độ quân chủ, là lằn ranh đỏ đối với các thượng nghị sĩ do chính phủ quân sự trước đây bổ nhiệm.
Ngoài ra, cho đến đầu tuần này, ông Pita vẫn có nguy cơ bị Ủy ban Bầu cử điều tra vì cáo buộc vi phạm luật bầu cử khi cố tình chạy đua vào chức vụ bản thân không đủ tiêu chuẩn. Những người chống đối cáo buộc lãnh đạo MFP không đủ tư cách ứng viên vì nắm giữ cổ phần trong một công ty truyền thông hiện đã giải tán. Song, ông Pita giải thích, số cổ phiếu trên chỉ đứng tên ông với tư cách là người quản lý theo di chúc của cha mình và ông đã chuyển nhượng cổ phần cho người thân vào cuối tháng 5.
Viễn cảnh tương lai
Chiến thắng của MFP trong tổng tuyển cử hồi tháng 5 đã làm rung chuyển các đảng bảo thủ và ủng hộ quân đội. Họ dường như đã cạn kiệt các lựa chọn trước sự nhiệt tình ủng hộ của những cử tri đứng về phía liên minh dân chủ và thất bại trong các khiếu nại bầu cử chống ông Pita và đảng MFP.
Giới quan sát tin, dù ai trở thành thủ tướng Thái Lan, tất cả các bên đều có thể phát động biểu tình hay tuần hành. Bất kỳ phản ứng mạnh tay nào đối với những người biểu tình đều sẽ trầm trọng hóa triển vọng kinh tế của quốc gia này, trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước đang suy thoái.
>>> Đọc tin thời sự thế giới trên báo VietNamNet